Vườn của Mẹ, khởi nghiệp từ sản phẩm của quê hương.

Đợt này chị em tôi thường hay đăng bài chia sẻ hơn về những việc đang làm, bạn bè nhiều người thấy lạ lắm bởi với trước đây thì việc này hiếm lắm. Có nhiều bạn bè của hai chị em tôi hỏi “Bạn đợt này đang làm du lịch hay gì thế? đất nhiều thế bạn làm trang trại à?… Là tôi, tôi cười đáp “Mình làm vẫn làm nông nghiệp mà”.

Chị em tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông. Mong mỏi của bố mẹ là chỉ mong cho chị em tôi học hành giỏi giang để thoát ly cái cơ cực, vất vả của nghề làm nông chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối với công việc ruộng vườn. Nhớ hồi còn bé tôi cũng đã thấm việc đi gặt lúa từ tờ mờ sáng, đội lúa cho đến trưa trật hay lội nước nóng rẫy để đắp bờ, cấy mạ…

Có khi là hai chị em, đứa em kém tôi hai tuổi đèo nhau đi hết vài đám ruộng giật gầu tát nước cho lúa mà toát mồ hôi thót ruột lại. Kể vậy chứ so với đồng trang lứa có khi hai chị em tôi vẫn sướng chán, đặc biệt là cậu út bây giờ chẳng còn cơ hội mà trải nghiệm những công việc đó nữa. Những ruộng lúa trước đây đã được chuyển đổi sang đào ao trồng nhãn cách đây gần 20 năm. Mong mỏi của bố mẹ muốn chị em chúng tôi thoát ly cũng được thực hiện một nửa. Đứa em tôi thi đậu, ra trường, đi làm cũng được 7 năm trong vai trò là kỹ sư kinh tế xây dựng còn tôi lòng vòng thế nào vẫn gắn với nông nghiệp. Kể ra thì cái sự nghiệp của tôi gắn với nông nghiệp khá buồn cười.

Cái hồi định hướng bắt đầu tìm hiểu đề xem đăng ký thi ngành gì trường gì, tôi vô tình tôi xem chương trình VTV thấy chuyên gia nông nghiệp trả lời trên tivi và tôi bắt đầu ảo tưởng về hào quang học nông nghiệp rồi sau sẽ lên tivi nghe oai phết. Cũng phần suy nghĩ là xuất thân con nhà nông, học nông nghiệp không xin được việc thì về làm nông dân. Nói thế cho vẻ vang chứ cũng tại học lực hạn chế nên lúc chọn ngành, chọn trường tôi cũng chỉ dám chọn cái ngành, cái trường nào lấy điểm thấp còn có cơ hội mà với cộng tâm lý học ngành nào mà không mất tiền học phí để bố mẹ đỡ vất vả. Thế rồi, tôi chốt với ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, may mắn ra trường đi làm đúng lĩnh vực nông nghiệp…

Nhà tôi từ ngày chuyển đổi đất trồng lúa sang đào ao, trồng nhãn bố mẹ tôi cũng phát triển có thêm nghề mới là làm long nhãn, sấy vải… Hai chị em tôi lại được thấm thêm công việc xoáy long – cái nghề “kiếm cơm” của bao đứa trẻ như tôi mỗi dịp nghỉ hè, cứng hơn là cân hàng, trả tiền, vào sàng, tiếp than, sang phên, đảo phên, ra hàng,…

Nghĩ đến thôi đã thấy hơi nóng của lò than như đang phả vào mặt nóng rát giữa thời thiết oi bức mùa hè mồ hôi như tắm. Hai chị em tôi đã lớn lên như thế, tuổi thơ của hai chị em tôi gắn với quả nhãn, quả vải với cái nghề của bố mẹ. Có lẽ vậy mà giờ bố mẹ tôi đã có tuổi, làm cũng ít hơn năm làm năm không duy chỉ có cái vườn nhãn là vẫn làm không bỏ, thêm phần sự nghiệp gắn với nông nghiệp rất đỗi buồn cười của tôi mà chị em tôi lại bảo nhau xúm lại làm, làm từ cái gần giũ nhất với mình, từ Vườn của Mẹ, từ sản phẩm của quê hương.

Bài chia sẻ của học viên
NHUNG NGUYỄN

©  Đây là bài viết nằm trong nội dung bài tập thực hành của học viên trong lớp học truyền thông của Nhà báo Ngự Miêu tại Học viện CBT (CAYBUTTRE VIETNAMACADEMY). Nội dung bài viết thuộc bản quyền của học viên và Học viện CBT, vui lòng ghi rõ nguồn khi sử dụng. Để có được cơ hội tham gia vào các lớp học miễn phí, vui lòng tham gia CLB truyền thông by Ngự Miêu – Học truyền thông miễn phí & thực chiến
 Truyền thông và Khủng hoảng truyền thông là một vấn đề luôn luôn có tính thay đổi, phát triển và tác động tiêu cực trực tiếp đến bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào, một sản phẩm hay thương hiệu nào, một doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn quy mô lớn... Để có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về ngành truyền thông nói chung, các vấn đề về khủng hoảng truyền thông nói riêng, các bạn có thể tham gia CLB truyền thông by Ngự Miêu - Học truyền thông miễn phí & thực chiến. Hoặc tìm hiểu thêm về các lớp học miễn phícác khoá học có thu phí được tổ chức bởi Cộng đồng các Chuyên gia, cố vấn của CBT ACademy. Ngoài ra, bạn cũng có thể học các kiến thức về truyền thông qua các nền tảng của chúng tôi tham gia như YOUTUBE hoặc TIKTOK 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học Online miễn phí Zalo Facebook