Quản trị & xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết tất cả những người đang tham gia kinh doanh, sản xuất ở mọi lĩnh vực. Khi mạng xã hội bùng nổ, hiệu ứng truyền thông báo chí lên ngôi thì việc xảy ra khủng hoảng truyền thông với những hậu quả nặng nề, thậm chí là đóng cửa, phá sản… là nguy cơ phải đối mặt với tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…
Đã có không ít các thương hiệu lớn, họ gặp sự cố về khủng hoảng truyền thông và buộc phải tuyên bố phá sản. Nhiều người nổi tiếng bị tẩy chay, bị xa lánh thậm chí bị ruồng bỏ chỉ vì khủng hoảng truyền thông.
Nhiều người chỉ quen viết bài PR trên báo chí, họ chỉ quen xuất hiện trên báo chí với những hình ảnh tốt đẹp. Cho đến khi họ gặp khủng hoảng truyền thông, tràn lan các tờ báo đăng bài tiêu cực về họ. Họ chấp nhận mất tất cả danh tiếng, sự nghiệp và thậm chí cả tiền bạc. Cho đến nhiều năm sau, họ vẫn không thể làm gì nữa bởi những thông tin xấu, tiêu cực của họ cả chục năm trước vẫn còn tồn tại trên các tờ báo.
Xây dựng & bảo vệ thương hiệu
Câu chuyện khởi nghiệp trở nên mạnh mẽ khi hoạt động này được phát triển, phát động và cổ vũ bởi chính các kế hoạch phát triển chung của đất nước. Người người, nhà nhà đều mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.
Và trên thực tế, điều này đang thay đổi sức bật của nền kinh tế Việt Nam, đã và đang tạo ra nhiều doanh nhân, doanh nghiệp và tiền bạc hơn nữa. Thế nhưng, rất nhiều người chỉ giỏi kinh doanh, hoặc họ chỉ có ước mơ, khát vọng và bắt tay vào thực hiện. Họ không biết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, doanh nghiệp của mình ra sao khi mà thời đại ngày nay mọi thứ đều được định giá bằng thương hiệu (brand).
Rồi khi đã xây dựng được thương hiệu rồi, nhiều người lại mất tất cả chỉ vì không biết phải bảo vệ thương hiệu của họ ra sao.
Nhiều doanh nghiệp, nhiều thương hiệu chấp nhận “chết” một cách tức tưởi ngày khi họ vừa thoát khỏi nợ nần của hành trình đầu khởi nghiệp chỉ vì câu chuyện về thương hiệu bị tấn công.
Các chiến thần truyền thông
Ngày nay, khi mọi thứ đều có thể xảy ra sau một đêm, một bài đăng trên mạng xã hội hoặc những lời tố (thậm chí là vu khống)… Thì câu chuyện về vấn đề khủng hoảng truyền thông trở thành điều “đáng sợ” hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, nếu đã có khủng hoảng truyền thông thì nhất định phải có những chuyên gia để có thể khống chế được “hung thần vô hình đó”. Bởi vậy, nghề cố vấn truyền thông, chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông tđã và sẽ trở thành một ngành nghề cực kỳ quan trọng trong thời gian tới.
Nghề này sẽ giúp giải quyết được những nỗi đau cho doanh nghiệp về truyền thông và trên hành trình xây dựng thương hiệu của họ. Giúp cho họ khẳng định được tên tuổi, định giá được tên tuổi và kiếm tiền bền vững từ thương hiệu mà họ đã dày công xây dựng.
Nhưng, “nghề này” không phải là dễ, cũng không thể có trường lớp nào tại các trường Đại học có thể thực sự đào tạo được một cách trọn vẹn. Bởi, “nghề này” cần các kiến thức, các kinh nghiệp thực chiến, các góc nhìn thực tế, các cách xử lý phù hợp với từng thời điểm chứ không thể dập khuôn bằng một lý thuyết cố định nào cả.
Đó là lý do mà các lớp học về Xử lý khủng hoảng truyền thông của Nhà báo Ngự Miêu ra đời.